Hoa hồng cũng giống như bao loài khác cũng chịu tác động từ môi trường và các loại nấm gây hại. Khi cây hoa hồng bị xấu, yếu đi thì bạn cần phải tìm hiểu để biết được loại nấm nào đang gây hại để có cách giải quyết kịp thời tránh bị nặng. Thông tin trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các loại nấm để có cách trị nấm hoa hồng.
1. Đốm đen
Bệnh này do nấm Mycosphaerella rosicola gây ra, những sợi nấm sinh sản vô tính đa bào hình thành vòi hút xâm nhiễm vào cây trồng. Lá cây xuất hiện đốm hình hoặc bất định, màu xám nhạt xung quanh có viền màu đen, 2 mặt lá bị vàng và rụng nhanh.
Bệnh đốm đen trên hoa hồng |
2. Phấn trắng
Đây là một loại nấm ký sinh, các sợi nấm bám dày đặc trên lá hoa hồng và tạo vòi hút đâm sâu vào tế bào lấy dinh dưỡng. Bệnh phấn trắng lây lan bằng bào tử phân sinh nhờ không khí và gió. Bệnh hại lá, thân, cành ngay từ thời kỳ cây con.
Dấu hiệu nhận biết là trên cây có các đốm nhỏ xanh vàng ở lá và thân, bao phủ một lớp nấm xám dày đặc như bột phấn. Lá sẽ ngả từ màu xanh sang vàng, nâu rồi khô cháy và dễ rụng. Lớp phấn trắng lan ra cả thân, cành, hoa làm hoa khô rụng và chết.
3. Thán thư
Bệnh thán thư do tác nhân Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleuros virescens tấn công gây hại cho hoa hồng. Trên cây xuất hiện các vết đốm lớn màu nâu sẫm, có viền nâu đỏ.
Đốm sẽ lan rộng tạo ra vết hoại tử khi bị nặng. Khi đó các bộ phận của cây như cành, lá, chồi non đều bị ảnh hưởng, hoa không nở to, không chuẩn form, lá bị ăn mòn hình vòng tròn.
4. Mốc xám
Bệnh mốc xám trên cây hoa hồng gây ra bởi nấm Botrytis cinerea. Khi bệnh này xuất hiện trên hoa hồng thì trên cuống bông có nhiều đốm với các vết lõm, chuyển sang bị vàng nâu và hoại tử rồi làm hỏng cả cành hoa. Thân cây mốc xám hình thành từng vùng màu nâu đen chạy dọc, bao quanh thân, khiến thân nhiễm bệnh bị teo lại, khô, khi gặp gió dễ bị đổ.
5. Sương mai
Căn bệnh do nấm bệnh Peronospora sparsa gây ra, xuất hiện những vết bệnh trên lá, đọt non và hoa. Ở trên lá có các vệt màu xanh dạng không định hình rồi chuyển dần sang màu vàng, cuối cùng là màu nâu tro lan rộng. Ở mặt dưới thường thấy một lớp mỏng màu trắng, lá yếu và dễ rụng. Trên đọt non có vết nứt màu đỏ tím, khi bị sâu hại nặng có thể khiến cây chết khô.
6. Rỉ sắt
Cây bị bệnh rỉ sắt là do nấm Phragmidium mucronatum thuộc lớp nấm đảm Basidiomycetes gây ra. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào đầu mùa xuân và khoảng đầu tháng 8 - 12 dương lịch. Dấu hiệu nhận biết là chỗ bị rỉ sắt có các chấm vàng, sau đó thì nổi gồ lên vệt màu đen to dần lên với đường kính từ 0.5-1.5mm.
Bệnh rỉ sắt hại hoa hồng |
Khi gồ quá to bị vỡ tung ra bên trong có các bụi phấn trông giống như rỉ sắt. Nếu cây bị nặng xuất hiện nhiều rỉ sắt sẽ khiến lá bị cháy khô và dễ rụng. Cây bị bệnh sẽ xơ xác, còi cọc, sinh trưởng kém, cho hoa chậm hoặc hoa không đẹp. Các cành hoa hồng mà bị nhiễm bệnh rỉ sắt bị phồng lên nên dễ quan sát.
Tìm hiểu thêm về các loại bệnh trên cây hoa hồng tại đây
Thông tin về các loại nấm này giúp bạn biết được nguyên nhân, tình trạng cụ thể để có hướng khắc phục. Bạn có thể lựa chọn dầu Neem trị nấm hoa hồng hiệu quả và thân thiện với môi trường tại docneem.com.
Đăng nhận xét