Thời tiết mưa phùn, độ ẩm trên 80% là điều kiện lý tưởng để bệnh phấn trắng gây hại hoa hồng xuất hiện và “hoành hành”. Đây là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở những hộ gia đình trồng hoa trên ban công, đặc biệt là ban công chung cư, những nơi hạn chế ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Nguồn gốc bệnh phấn trắng gây hại hoa hồng

Bệnh phấn trắng do loại nấm có tên khoa học Sphaerotheca pannosa gây ra. Đây là loại nấm thuộc Erysiphaceae.

Bệnh thường phát triển vào các đợt mưa nhiều, độ ẩm trên 80%, khi thời tiết vào xuân. Thời điểm phân trắng phát triển, gây hại mạnh nhất là từ tháng 9 đến tháng 19. 

Xem thêm: Bệnh gỉ sắt gây hại hoa hồng - Những điều không thể bỏ qua

Dấu hiệu cây hoa hồng mắc bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng thường xuất hiện khi độ ẩm cao trên 80%
Bệnh phấn trắng thường xuất hiện khi độ ẩm cao trên 80%

Các dấu hiệu nhận biết bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng như:

- Vết bệnh có màu trắng xám, dạng bột, không có hình dáng nhất định.

- Bệnh thường xuất hiện tại chồi, lá, ngọn non và cả 2 mặt lá.

- Khi bệnh phát triển nặng sẽ lan sang cả thân, cành, nụ hoa.

- Gây biến dạng lá, khiến cây còi cọc, khô héo, ít ra nụ, hoa khó nở.

- Bệnh không được chữa trị kịp thời có thể khiến cây chết.

Phòng trừ bệnh phấn trắng gây hại hoa hồng

Nhiều người cho rằng chỉ cần chỉ cần có nắng trực tiếp và nhiệt độ trên 27 độ C là bệnh phấn trắng sẽ tự khỏi. Nhưng vào mùa mưa, đặc biệt là giai đoạn giáp Tết, điều này hoàn toàn không khả thi.

Kết hợp tinh dầu Docneem và phân bón hữu cơ để phòng trừ bệnh, giúp cây phát triển tốt hơn
Kết hợp tinh dầu Docneem và phân bón hữu cơ để phòng trừ bệnh, giúp cây phát triển tốt hơn

Do đó, bạn cần áp dụng nghiêm túc, theo trình tự các hướng dẫn phòng trừ bệnh sau đâu:

- Cắt và tiêu hủy những cành lá có dấu hiệu bị bệnh. 

- Vệ sinh mái che thường xuyên. Đảm bảo ánh sáng mặt trời cho cây hoa hồng.

- Sử dụng các loại thuốc có thành phần hóa chất như Azoxystrobin + Difenoconazole( Amistar top 325SC) Hexaconazole (Anvil 5SC); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG ); Chlorothalonil (Daconil 75WP); Triforine ( Saprol 190 DC)... Tuy nhiên cần thực hiện đúng theo hướng dẫn về liều lượng và nồng độ.

- Sử dụng các sản phẩm thuốc trừ sâu, bệnh hại hoa hồng có thành phần tự nhiên như Neem Oil. Bạn có thể tham khảo thêm tinh dầu Docneem nguyên chất ép lạnh. Sản phẩm được chiết xuất 100% từ hạt và quả cây Nem, không lẫn hóa chất, phụ gia và giữ nguyên được đặc tính trừ sâu bệnh vốn có của Neem oil.

- Phun trừ và phòng nhắc lại sau 2-3 ngày, tùy tình trạng của bệnh phấn trắng.

- Kết hợp bón phân hữu cơ, dầu bánh Neem để tăng sức đề kháng, dinh dưỡng, giúp cây hoa hồng phát triển khỏe mạnh, chống lại bệnh hại.

Một nguyên tắc phòng trừ bệnh phấn trắng gây hại hoa hồng mà mọi người cần đặc biệt lưu ý đó là giữ cho khu vườn thoáng mát, mật độ hợp lý. Không nên sắp xếp cây 2 tầng làm giảm khả năng tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn