Thời gian gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về chủ đề “bệnh gỉ sắt gây hại hoa hồng”. Trong đó, phần lớn mọi người đều hoang mang về cách nhận biết cũng như phòng trừ, tiêu diệt bệnh triệt để. Để biết thêm thông tin chi tiết và làm rõ các thắc mắc này, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau.

Tổng quan về bệnh gỉ sắt

Bệnh rỉ sắt là do nấm có tên tiếng Anh Phragmidium mucronatum, thuốc lớp nấm đảm Basidiomycetes gây ra. Thời điểm phát bệnh phần lớn là vào mùa xuân, từ đầu tháng 8 đến tháng 12 (âm lịch). Lúc này, nhiệt độ không khí thường dao động trong khoảng 18 – 25oC, điều kiện thời tiết ẩm trên 80%, giúp nấm Phragmidium mucronatum phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ.

Cây hoa hồng bị bệnh gỉ sắt
Cây hoa hồng bị bệnh gỉ sắt

Các bào tử lan truyền trong không khí từ tàn dư của những cây bệnh sót lại lây sang cây khỏe nhờ gió và mưa ẩm. Chúng nhanh chóng tạo thành ổ dịch và lan ra cả khu vườn hoa hồng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Xem thêm: Bệnh thán thư gây hại hoa hồng

Triệu chứng bệnh gỉ sắt gây hại hoa hồng

Bào tử nấm Phragmidium mucronatum tạo thành các chấm vàng trên khu vực gây bệnh. Sau đó, chúng dần phát triển thành các cục u có đường kính 0,5 – 1,5mm và vỡ tung ra giải phóng bụi phấn màu rỉ sắt.

Bệnh gỉ sắt sẽ không làm cây hoa hồng chết ngay lập tức. Thay vào đó, chúng làm cho lá bị khô, cháy và rụng sớm. Ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, cây chậm phát triển, còi cọc, xơ xác, ít ra hoa hoặc hoa nhỏ, không chuẩn phom. Gây ảnh hưởng nặng nề về tính thẩm mỹ, hiệu suất kinh tế.

Phòng trừ bệnh gỉ sắt gây hại hoa hồng

Tinh dầu Neem trị bệnh gỉ sắt
Tinh dầu Neem trị bệnh gỉ sắt

Để phòng và trừ gỉ sắt hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học / sinh học, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc, làm sạch đúng cách để ngăn không cho nguồn bệnh lây lan, có cơ hội phát triển:

- Làm sạch, dọn dẹp cỏ dại, lá và cành rụng.

- Thiết kế khu vườn thông thoáng.

- Cắt bỏ và tiêu hủy tàn dư cây bệnh bao gồm lá, cành, nụ hóa… 

- Sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học có thành phần Hexaconazole (Anvil 5SC, Dibazole 10 SL), Tebuconazole + trifloxystrobin, Hexaconazole, Propineb, Difenoconazole + Propiconazole …

- Sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học: Phương pháp này được khuyến khích sử dụng vì vừa mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người sử dụng, sinh vật và môi trường xung quanh. Bạn có thể tham khảo tinh dầu Docneem nguyên chất ép lạnh được chiết xuất từ hạt và quả cây Neem. Sản phẩm không chứa bất kỳ tạp chất, dầu nền hay chất hóa học nào.

Trên đây là các thông tin tổng hợp về bệnh gỉ sắt gây hại hoa hồng. Bạn nên chú ý quan sát vườn cây hàng ngày để phát hiện dấu hiệu bệnh từ sớm, từ đó áp dụng phương pháp phòng trừ thích hợp, giúp vườn cây luôn khỏe mạnh, ra hoa to và đẹp.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn