Bệnh thán thư gây hại hoa hồng có tốc độ lây nhiễm rất nhanh. Do đó, nếu không phòng ngừa từ sớm, chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, cây rụng lá, ít nụ, hoa không nở được, thậm chí là khô héo. Để chủ động trong việc bảo vệ khu vườn thân yêu, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết và cách phòng trừ hiệu quả trong bài viết này.

Tổng quan về bệnh thán thư

Nguyên nhân của bệnh thán thư là Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens. Đây là 2 loại thuộc lớp nấm bất toàn, đĩa dài có đặc điểm nhiều gai cứng màu đen. 

Nấm Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens lưu tồn trong các bộ phận bị nhiễm bệnh ở những vết thương hở, xây xát, sau đó lây lan qua cây hồng. Dưới ảnh hưởng của nước và gió, chúng nhanh chóng truyền bệnh từ cây này sang cây khác. 

Xem thêm: Tổng hợp bệnh hại trên cây hoa hồng thường gặp

Triệu chứng bệnh thán thư gây hại hoa hồng

Nhận biết bệnh thán thư trên cây hoa hồng
Nhận biết bệnh thán thư trên cây hoa hồng

Để nhận biết cây hoa hồng mắc bệnh thán thư, người nông dân có thể dựa vào các điểm đặc trưng sau đây:

- Bào tử nấm thường gây bệnh ở khu vực chóp mép hoặc phiến lá hồng. Ở giai đoạn đầu, chúng ở hình chấm tròn nhỏ màu vàng, xám xanh. Phía ngoài viền một lớp mỏng màu nâu và hơi lõm xuống so với bề mặt của lá. 

- Trên những lá hồng già, tâm bệnh có màu xám nhạt, kích thước tối đa là 2cm và  rách ở phần mô lá.
- Ở giai đoạn sau, mô bệnh hình thành nên những chấm đen nhỏ li ti, còn được gọi là đĩa đài nấm.

Bệnh thán thư gây ảnh hưởng đáng kể đến sức sinh trưởng của cây hoa hồng. Đặc biệt, khi gặp thời tiết thuận lợi, độ ẩm cao, vết bệnh lây lan, phát triển rất nhanh khiến lá cây khô, rụng sớm. Cây thiếu lá, giảm khả năng quang hợp, ra ít nụ, hoa khó nở, nếu nở cũng không chuẩn form.

Biện pháp phòng bệnh thán thư gây hại hoa hồng

Cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận nhiễm bệnh
Cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận nhiễm bệnh

Để phòng trừ bệnh thán thư trên cây hoa hồng, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

- Chăm sóc cây cẩn thận:

+ Cách ly cây nhiễm bệnh. Cắt bỏ, tiêu hủy lá vàng, cành bị bệnh.

+ Cắt góc 45 độ với những bông hoa đã tàn.

- Sử dụng các loại thuốc hóa học như:

+ Eugenol (Lilacter 0.3 SL)

+ Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG )

+ Trichoderma + K-Humate + Fulvate + Chtosan + Vitamin B1(Fulhumaxin 5.65SC) 

=> Chú ý sử dụng đúng nồng độ, liều lượng

- Sử dụng các loại thuốc sinh học, hữu cơ:

+ Thuốc trừ sâu sinh học, thuốc trừ sâu tự chế được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên.

+ Tinh dầu Neem: Bạn nên lựa chọn loại nguyên chất ép lạnh để bảo toàn đặc trưng trị sâu bệnh của dầu Neem. Trong đó, tinh dầu Docneem là sản phẩm có hàm lượng Azadirachtin cao nhất trên thị trường, lên tới 2950 ppm được chiết xuất theo phương pháp ép lạnh, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Bệnh thán thư gây hại hoa hồng có tốc độ lây truyền nhanh chóng. Chúng có thể tồn tại trong lá, cành rụng trong thời gian dài và tiếp tục gây bệnh cho các cây khỏe xung quanh. Do đó, bạn nên đặc biệt chú ý và áp dụng đúng các biện pháp phòng trừ, chăm sóc được hướng dẫn trên đây.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn