Bệnh hại trên cây hoa hồng khiến những bông hoa mất đi vẻ đẹp rực rỡ vốn có. Điều này khiến cho không biết bao người yêu thích loài hoa hoàn mỹ này xót xa. Nhưng để có thể tự tay bảo vệ khu vườn thân yêu của mình, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu thật chi tiết, chính xác về những kẻ thù “không đội trời chung” của hoa hồng này.

Bệnh đốm đen gây hại hoa hồng

Theo dõi tình trạng gây hại của bệnh đốm đen trên hoa hồng
Theo dõi tình trạng gây hại của bệnh đốm đen trên hoa hồng

Bệnh đốm đen có tên tiếng Anh là Black Spot on rose. Nó là một trong những bệnh hại hoa hồng phổ biến và gây nhiều thiệt hại nặng nề. 

Chỉ trong vòng 1 tháng, nếu không được phát hiện kịp thời, sớm điều trị, những “sát thủ” thầm lặng này sẽ “bào mòn” cả khu vườn. Chúng không chỉ gây hại cho lá bánh tẻ mà còn làm vàng, rụng lá hàng loạt. 

Bào tử đốm đen ưa thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao. Với kích thước siêu nhỏ, chỉ cần một cơn gió, chúng có thể lây lan rộng trong bán kính 3-5m. 

Xem thêm: Trị bệnh trên hoa hồng

Bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng

Bệnh phấn trắng thường xuất hiện vào mùa mưa, khi độ ẩm không khí trên 80%. Chúng do một loại nấm tên Sphaerotheca pannosa thuộc họ Erysiphaceae gây ra. 

Thời điểm bệnh phát triển mạnh nhất là đầu tháng 9 đến tháng 12, khiến cây lá biến dạng, ít nụ, hoa không thể nở, nặng hơn có thể gây chết cây. Do đó, người nông dân cần đặc biệt chú ý để phòng ngừa. Bạn có thể nhận biết phấn trắng qua những vết bệnh dạng bột trắng xám trên ngọn non, lá non, chồi non. 

Bệnh hại trên cây hoa hồng - Gỉ sắt

Lá hoa hồng bị bệnh gỉ sắt
Lá hoa hồng bị bệnh gỉ sắt

Bệnh rỉ sắt là do 1 loài nấm có tên gọi Phragmidium mucronatum gây ra. Chúng chủ yếu phát triển vào mùa xuân, từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch, khi nhiệt độ ẩm trên 80%.

Trong điều kiện thuận lợi, trời có gió và mưa ẩm, bào tử nấm lan truyền trong không khí, có tốc độ phát tán rất nhanh nếu không kịp thời phát hiện, điều trị. Bạn đầu, ở những nơi có bệnh sẽ xuất hiện các chấm vàng, nổi gồ đen. Về sau sẽ hình thành nên những cục u có đường kính 0,5 – 1,5mm và vỡ tung giải phóng bụi phấn có màu giống như rỉ sắt.

Bệnh thán thư trên cây hoa hồng

Nguyên nhân của căn bệnh hại trên cây hoa hồng này là 2 loại nấm Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens. Bạn có thể nhận biết triệu chứng thông qua các vết bệnh hình chấm tròn nhỏ màu xanh xám hoặc vàng nâu, viền nâu và hơi lõm. Chúng tập trung thành từng cụm, tạo thành các mảng cháy lớn trên mặt lá. Khi bệnh nặng, sẽ khiến lá khô và dụng, giảm khả năng quang hợp của cây.

Bệnh khô cành

Bệnh cành khô do nấm Coniothyrium spp gây ra. Chúng thường xâm nhập vào cành hoa hồng, thông qua các vết thương, xây xát. Các vết bệnh lúc đầu có hình dáng như những đốm đen, có bột trắng, lồi và nứt ra. Sau đó, lan dần thành mảng lớn, tạo thành các ổ nấm.

Thời tiết thay đổi, đặc biệt là mưa nhiều, độ ẩm không khí cao là điều kiện tuyệt vời cho các loại bệnh hại trên cây hoa hồng phát triển. Do đó, các hộ nông dân cần chú ý tăng cường đề kháng, dinh dưỡng cho cây bằng phân bón hữu cơ và áp dụng phun phòng - trị với tinh dầu Docneem nguyên chất ép lạnh nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn