Chăm sóc và trị bệnh hoa hồng mùa mưa là điều mà bất kỳ hội nông dân nào cũng quan tâm. Nhưng do đặc điểm độ ẩm không khí cao, vi khuẩn, nấm bệnh phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. Do đó, mọi người cần biết cách phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để mang lại hiệu quả tối ưu, giúp cây luôn khỏe mạnh.

Các bệnh hoa hồng thường gặp vào mùa mưa

Bệnh đốm đen gây hại hoa hồng
Bệnh đốm đen gây hại hoa hồng

Một số loại bệnh trên cây hoa hồng thường xuất hiện vào mùa mưa như sau: 

- Bệnh đốm đen: Ban đầu các đốm bệnh có màu nâu nhạt và chuyển thành màu đen, Chúng có hình chấm tròn, dần lan rộng và khiến là trở nên yếu đi, rụng sớm. 

- Bệnh phấn trắng: Nấm bệnh phát triển mạnh mẽ vào thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều, nhiệt độ 18 độ C. Không chỉ gây hại cho lá, chúng còn xuất hiện trên cả thân, cuống, đài và cánh hoa. Khiến các bộ phận này bị khô héo và rụng hàng loạt.

Bên cạnh bệnh đốm đen, phấn trắng, vào mùa mưa, cây hoa hồng còn phải đối mặt với nguy cơ:

- Bệnh sương mai.

- Bệnh đốm đen.

- Bệnh thối ngọn, thối nụ.

Xem thêm: Bệnh hoa hồng mùa mưa và dấu hiệu nhận biết

Cách trị bệnh hoa hồng mùa mưa

Chuẩn bị trước mùa mưa

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ cũng như thiệt hại cho cây hoa hồng vào mùa mưa, bạn nên chuẩn bị trước các bước bảo vệ sau đây: 

- Tỉa bỏ các bộ phận già, không cần thiết như nhánh khô, lá úa, yếu và bị bệnh. Nhằm giúp cây thông thoáng, hấp thụ không khí, quang hợp và dễ đâm chồi non hơn.

- Đánh rãnh quanh vườn, tạo độ tơi xốp cho đất.

- Kê chậu cây trên cao, tránh đọng nước ở dưới đáy.

- Sử dụng một số loại thuốc, chế phẩm phòng và ngăn ngừa các loại nấm bệnh như tinh dầu Neem nguyên chất của thương hiệu Docneem.

Bón phân trong mùa mưa

Bộ đôi phòng và trị bệnh hoa hồng hiệu quả
Bộ đôi phòng và trị bệnh hoa hồng hiệu quả

Mưa nhiều sẽ cuốn trôi các dinh dưỡng có trong đất, khiến cây không đủ chất để phát triển, phục hồi sau các hư tổn. Tuy nhiên, nếu mưa quá lớn, quá nhiều, bạn nên giảm lượng phân bón định kỳ xuống khoảng ½ - ⅓ sau mỗi lần tưới. Trong trường hợp dự báo thời tiết trời mưa liên tục, bạn không nên bón phân mà hãy đợi cho mưa tạnh.

Khi bón, không nên tưới xả. Điều này sẽ làm cho phân đọng trên cành, gây cháy lá. Nên chọn sản phẩm chất lượng, vừa có khả năng cung cấp dưỡng chất lại tăng cường sức đề kháng như chế phẩm từ cây Neem như Neem Cake.

Sau mùa mưa, bên cạnh việc trị bệnh hoa hồng mùa mưa lúc này cây cần bón thêm vi lượng để phục hồi. Bạn có thể tham khảo phân bón vi lượng EDTA chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, đảm bảo hệ vi sinh đa dạng. Vừa cải tạo đất lại tăng cường các dưỡng chất thiết yếu để cây nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn