Để trồng được cây hoa hồng phát triển tốt, nở hoa thành công là một quá trình không hề đơn giản. Đặc biệt là khi loài cây này thường dễ mắc nhiều bệnh, do đó người dân phải tìm hiểu về nguyên nhân, cách nhận biết cũng như phương án bảo vệ và khắc phục bệnh cho cây khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh hoa hồng từ giá thể

1. Thừa hoặc thiếu nước

Hoa hồng là loại cây ưa nắng nên phải cần tưới nước mới tươi sắc. Mục đích tưới đủ nước cho cây để giữ ẩm thường xuyên, giúp bộ rễ hút nước lên nuôi dưỡng thân. Cây thiếu hoặc thừa nước đều không tốt cho sự phát triển của hoa hồng. Cụ thể:
- Nếu tưới quá nhiều nước, dẫn đến dư thừa sẽ hình thành rong rêu quanh chậu cây. Trường hợp này thì bạn nên hạn chế số lần và lượng nước khi tưới để tránh làm thối rễ, chết cây. 
- Nếu trên bề mặt chậu hoa hồng có lớp rong rêu nhỏ thì cây mới bị thừa nước thời gian gần đây hoặc để cây nơi ẩm thấp, ít ánh sáng. Bạn nên giảm tần suất tưới, lượng nước và để cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.
Bề mặt chậu hoa hồng khô ráo, giá thể trồng có màu trắng, khi cào nhẹ 1-2 cm thấy có độ ẩm thì chứng tỏ rằng cây đang được tưới đủ nước. Nếu bạn cào xuống vài cm mà giá thể bị khô và đọt non bị héo rũ thì cây đang thiếu nước nghiêm trọng nên cần tăng tần suất và lượng nước tưới. Chú ý khi trời mát, có mưa nhiều thì bạn không cần tưới quá nhiều nước, ngược lại hôm trời nắng thì cần đủ lượng nước để cây không bị khô. 
Nước tưới cho hoa hồng phải là nước ngọt như nước mưa, nước giếng, nước máy. Bạn không được dùng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn tưới sẽ làm hoa yếu hơn. 

2. Phân bón cho cây hoa hồng

Bón phân đủ cho cây hoa hồng
Phân bón cung cấp dinh dưỡng cho hoa hồng giúp cây sinh trưởng tốt, tăng năng suất. Cây hút dinh dưỡng khiến đất bị bạc màu, giảm độ phì nhiêu. Từ đó làm đặc tính của đất hoặc giá thể trồng hoa hồng giảm dần. Do đó bạn cần bón thêm phân cấp dưỡng chất phục hồi hệ đệm sinh học. 
Tuy nhiên, việc bón phân cũng cần đủ hàm lượng để tăng khả năng đề kháng và chống chịu với bệnh hại. Nếu cây thừa dưỡng chất hoặc đang quá yếu thì không nên lạm dụng phân bón 

3. Tuyến trùng trên cây hoa hồng

Tuyến trùng là động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn. Chúng sống ở nhiều môi trường sống khác nhau và linh hoạt thích nghi tốt. Chúng thường chui vào trong rễ rồi chích hút các tế bào trong rễ, hút nước và dinh dưỡng của cây. Rễ cây sẽ bị trương phình gây ra những nốt sần trên rễ.
Tuyến trùng hại hoa hồng
Khi tuyến trùng nhiều sẽ khiến cây kém phát triển, héo úa, thiếu sức sống, lá bị xoắn, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm. Không những hại cây còi cọc mà chúng còn tạo  vết thương khác nhau trên rễ cây, gián tiếp “mở đường” cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập truyền virus, vi khuẩn cho hoa hồng.

Trên đây toàn là những bệnh hoa hồng từ giá thể mà bạn cần quan tâm nếu yêu hoa. Giờ thì bạn cần tìm ra giải pháp giúp hoa hồng khỏe mạnh, đó là tinh dầu Neem diệt trừ tuyến trùng và bón phân Neem Cake cho đất khỏe mạnh tăng dưỡng chất cho cây khỏe mạnh hơn. Bạn tìm mua các sản phẩm này trên Docneem.com.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn