Hoa hồng đẹp nên nhiều gia đình muốn trồng trong vườn nhà. Tuy nhiên, một khó khăn khiến không ít người chơi hoa nản lòng đó chính là loài cây này thường rất dễ mắc bệnh.
Một trong các căn bệnh điển hình thường gặp là sủi cành do vi khuẩn agrobacterium tumefaciens gây nên. Vi khuẩn gây ra bệnh sủi cành trên hoa hồng có thể tồn tại trong đất đến 2 năm. Chúng gây cản trở khả năng cây lấy nước và chất dinh dưỡng để sống và phát triển. Điều này làm cho giảm sự tăng trưởng và cây yếu, dễ chết.
|
Bệnh sùi cành ở hoa hồng |
Sủi cành do vi khuẩn thường xuất hiện trên thân cây hồng ở phân nhánh hoặc cổ rễ. Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua các vết thương, từ cắt tỉa, cấy ghép hoặc lúc chăm sóc.
Bệnh hình thành đường đất trên thân, cành hoặc rễ rồi bị phình ra. Cây bị bệnh cằn cỗi, lá có màu xanh nhạt hoặc vàng. Thân có đốt bị ngắn lại rồi u sưng sần sùi, phần vỏ, cành xuất hiện vết nứt nhiều khía chằng chịt, bên trong gỗ có u, vết bệnh màu nâu.
Sủi cành phình to thường có bề mặt xù xì, hình dạng xấu xí bất thường, sau đó bắt đầu thối rữa. Nếu cây bị bệnh, bạn hãy lấy phần sùi ra, đào và cắt bỏ phần bệnh vứt đi thật xa.
Đặc biệt, vi khuẩn sủi cành - Crown gall tồn tại được qua mùa đông trong cây và trong đất, chúng có thể lan truyền đến các cây khác bằng cách bắn các giọt nước. Do đó cần phòng tránh và điều trị kịp thời nếu không muốn bệnh lanh nhanh, phá hoại cả vườn hồng.
Đăng nhận xét