Hoa hồng là giống cây dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, nó cũng rất dễ bị sâu, bệnh phá hoại. Điển hình trong đó là bệnh mốc tro gây hại hoa hồng. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, cây còi cọc, không ra bông.
Nguyên nhân của bệnh mốc tro
Nguyên nhân của bệnh mốc tro gây hại hoa hồng đến từ loài nấm Botrytis cinereal. Tế bào nấm phát triển mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ từ 25 đến 300 độ C, độ ẩm không khí cao.
Chúng trú ẩn trong các vết thương, trầy xước trên cây và xâm nhiễm, lan rộng, tạo nên các hạch nấm màu đen. Đây cũng chính là nguồn bệnh phát tán và lây lan lên lá hoa, thân cây và toàn bộ khu vườn khỏe mạnh.
Dấu hiệu bệnh mốc tro trên cây hoa hồng
Hoa bị bệnh mốc tro |
Bệnh mốc tro gây hại chủ yếu trên lá, hoa và thân cây. Các dấu hiệu đặc trưng của chúng như:
- Các đốm nhỏ, trơn, lõm xuống ở chóp lá.
- Mốc tro dày đặc trên lá.
- Nụ hoa khó nở, chuyển thành màu tối, rụng nhanh.
- Cánh hoa xuất hiện các đốm nhỏ li ti hình ngọn lửa.
- Trên cuống bông nhiễm bệnh có các đốm lõm, làm cuống chuyển sang màu vàng nâu, hoại từ và làm hư cả hoa.
- Trên thân, tạo thành các đốm lớn màu nâu đen chạy dọc và bao lấy thân. Khiến thân cây bị phơi nhiễm, teo tóp, dễ bị gãy khi gặp gió.
Xem thêm: Bệnh sương mai gây hại hoa hồng: Dấu hiệu và cách phòng trừ
Phòng trừ bệnh mốc tro gây hại hoa hồng
Để kiểm soát bệnh mốc tro trên cây hoa hồng, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:
Không nên tưới nước đọng lên lá, huỷ tàn dư thực vật trên cây trồng, vườn trông thoáng khí. Sử dụng thuốc hóa học khi bệnh xuất hiện có hoạt chất như: Iprodione, mancozed, metalaxyl (Rovral 50 WP, ridomil gold 68wg). Bạn nên phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Chăm sóc, dọn dẹp vườn hoa hoa hồng:
- Làm vệ sinh chậu hoa, mặt đất trồng hoa, dọn dẹp và tiêu hủy các lá bệnh ở gốc cây.
- Cắt tỉa bớt cành, nhánh không cần thiết. Giúp cây được thông thoáng, đón gió và giảm độ ẩm xung quanh.
- Kiểm tra, quan sát vườn hoa hồng thường xuyên để kịp thời phát hiện dấu hiệu đáng nghi như đã hướng dẫn ở phần trên.
- Lập tức cắt bỏ và tiêu hủy ở nơi xa nguồn nước các bộ phận nhiễm bệnh mốc tro.
Sử dụng thuốc
Phương pháp phổ biến nhất được dùng để phòng và trừ bệnh mốc tro là sử dụng các loại thuốc diệt nấm có thành phần hóa chất như chlorothalonil (Daconil), mancozeb Sumi-eight.
Tinh dầu Docneem nguyên chất là giải pháp thay thế lý tưởng cho thuốc diệt nấm hóa học |
Do nhược điểm nồng độ hóa chất cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người sinh vật và môi trường xung quanh nên nhiều hộ nông dân đã chuyển sang sử dụng các sản phẩm diệt nấm hữu cơ. Điển hình trong số đó không thể bỏ qua tinh dầu Docneem nguyên chất ép lạnh. Sản phẩm có thành phần chính là Azadirachtan có khả năng kháng nấm, chống viêm, giúp phòng ngừa và điều trị bệnh mốc tro hiệu quả.
Đăng nhận xét